ss1

Tổng quan

Việt Nam là nước sản xuất quế lớn thứ tư thế giới sau Trung Quốc, Indonesia và Sri Lanka, nhưng lại là nước xuất khẩu quế hàng đầu toàn cầu. Nhu cầu quế trên thế giới, đặc biệt là quế hữu cơ, đang tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng, tuy nhiên nguồn cung từ các quốc gia sản xuất quế hàng đầu vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu đó.

Trong khi đó, việc sản xuất quế tại Việt Nam, đặc biệt là tại tỉnh Lào Cai, đã và đang có những bước tiến đáng kể, mang lại tiềm năng tăng thu nhập và tăng năng suất cho người dân, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số. Với mục tiêu nâng cao vị thế và giá trị của ngành quế, GREAT cam kết hỗ trợ cải thiện hệ thống điều phối, hoàn thiện chính sách và mở rộng thị trường cho các nhà sản xuất quế, đồng thời chú trọng đến việc nâng cao quyền năng cho phụ nữ và các cộng đồng dân tộc thiểu số tại Lào Cai.

Các can thiệp chính

Dự án áp dụng các biện pháp sau nhằm hỗ trợ sự phát triển bao trùm và bền vững của ngành quế tại tỉnh Lào Cai:

Hỗ trợ mở rộng ngành hàng thông qua liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và người sản xuất nhằm tăng cường năng lực cho các nhóm sản xuất bao gồm hợp tác xã, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành và thu hút đầu tư

Thúc đẩy thực hành sản xuất quế bền vững của các bên liên quan, bao gồm cơ quan nhà nước, hợp tác xã và người nông dân

Cải thiện liên kết và quản trị chuỗi cung ứng trong ngành quế

ss1

Kết quả kỳ vọng

Hiệp hội Quế hồi Lào Cai được nâng cao năng lực quản lý

Phát triển vùng nguyên liệu quế bền vững, trong đó có quế hữu cơ rộng 4.800 hecta

4.000 hộ nông dân được đào tạo để nâng cao năng lực kỹ thuật trong sản xuất và cung cấp dịch vụ

2.800 hộ gia đình được cải thiện thu nhập

Tăng 15% tỷ lệ phụ nữ tham gia và quyết định chi tiêu trong gia đình

80% số phụ nữ tham gia vào các hoạt động sản xuất và cung cấp dịch vụ tự tin vào năng lực kỹ thuật của họ

ss1