THƯ MỜI BÀY TỎ QUAN TÂM: Phát triển ngành hàng cây dược liệu hàng hóa ở khu vực Tây Bắc Việt Nam
Về chúng tôi
Với tổng vốn tài trợ 67,4 triệu đô-la Úc trong 10 năm từ 2017-2027, Dự án GREAT được tài trợ bởi Chính phủ Ô-xtrây-li-a là một sáng kiến song phương trọng điểm hướng đến mục tiêu cải thiện vị thế xã hội và kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số các tỉnh khu vực Tây Bắc Việt Nam gồm Lào Cai và Sơn La. Dự án hợp tác với các đối tác năng động, sáng tạo, có tầm nhìn dài hạn là các đối tác doanh nghiệp, đối tác chính phủ, trường đại học, tổ chức phi chính phủ để xác định và khai thác các cơ hội kinh tế cho người sản xuất và doanh nghiệp là phụ nữ dân tộc thiểu số.
https://equality.aus4vietnam.org/
Lý lịch
Tổng quan
Là một ngành hàng có cơ hội tăng trưởng: Cây dược liệu là một ngành hàng có động lực và cơ hội phát triển cho cả hộ trồng và các nhà máy đông nam dược phẩm ở Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực Tây Bắc Việt Nam. Khu vực này đã có sự tăng trưởng đáng ghi nhận trong những năm gần đây và Việt Nam có lợi thế cạnh tranh tiềm năng đáng kể trong việc đáp ứng nhu cầu dược liệu ngày càng tăng cả trong nước, khu vực và quốc tế.
Có tiềm năng cao cho các hộ trồng truyền thống ở Tây Bắc Việt Nam: Các cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Bắc Việt Nam có truyền thống lâu đời và có uy tín trong việc sản xuất nhiều loại cây thuốc truyền thống cũng như cây thuốc mới. Môi trường tại địa phương rất phù hợp với cây dược liệu và hoạt động sản xuất mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho hộ dân – đặc biệt là các phụ nữ dân tộc thiểu số.
Thách thức: Sản xuất cây dược liệu ở Tây Bắc hiện đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ nguyên liệu nhập khẩu; rất nhiều vấn đề để cung cấp nhiều loại dược liệu cần thiết, theo tiêu chuẩn GACP-WHO và với chất lượng đồng nhất. Sản xuất còn manh mún cũng là thách thức trong việc tổ chức sản xuất.
Cơ hội: Nếu có các giải pháp sáng tạo để giải quyết những thách thức này, ngành sản xuất cây dược liệu sẽ mang lại cơ hội thương mại đáng kể và lâu dài cho cả phụ nữ dân tộc thiểu số và ngành dược Việt Nam. Tiềm năng của ngành hàng là rất lớn nếu kiến thức chuyên môn và các phương án đổi mới của Việt Nam có thể được áp dụng. Dự án Thúc đẩy Bình đẳng giới thông qua Nâng cao Hiệu quả Kinh tế Sản xuất Nông nghiệp và Phát triển Du lịch (GREAT) đang tìm kiếm hợp tác với các công ty có tầm nhìn để khai thác tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất cây dược liệu và thử nghiệm những cách thức mới hơn và tốt hơn để phát triển sản xuất, năng suất và quản lý chuỗi cung ứng vì lợi ích của các doanh nghiệp và người trồng là phụ nữ dân tộc thiểu số.
Mục tiêu
Mục tiêu của Dự án GREAT là hợp tác với một hoặc nhiều đối tác doanh nghiệp trong ngành để thử nghiệm, phát triển và thực hiện các ý tưởng kinh doanh sáng tạo nhằm chuyển đổi ngành hàng cây dược liệu từ sản xuất truyền thông có giá trị thấp sang sản xuất các cây dược liệu có giá trị cao theo tiêu chuẩn GACP-WHO để tiếp cận các thị trường tiềm năng ở Sơn La và Lào Cai và mở ra cơ hội chung cho người sản xuất là phụ nữ dân tộc thiểu số và các nhà đầu tư trong ngành dược. Đây là một dự án đầy tham vọng nhằm tìm cách xây dựng mối quan hệ đối tác kinh doanh mạnh mẽ và hiệu quả công ty đầu chuỗi trong ngành với những
người cung cấp cây dược liệu là phụ nữ dân tộc thiểu số, hợp tác xã và cần đổi mới và cam kết đối với ngành hàng cây dược liệu ở khu vực Tây Bắc Việt Nam.
Dự án GREAT đang tìm kiếm để hỗ trợ các sáng kiến đổi mới kinh doanh, và mong muốn lắng nghe ý kiến từ đối tác doanh nghiệp sẵn sàng và có khả năng thử nghiệm các phương thức làm việc mới với người sản xuất nhỏ và hợp tác xã, đồng thời sẵn sàng đầu tư vào các mô hình thành công nhằm phát triển ngành hàng cây dược liệu tại khu vực Tây Bắc Việt Nam. (Các) đối tác kinh doanh phù hợp cần có kiến thức chuyên môn liên quan và đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có thành tích trong sản xuất, cung ứng và/hoặc chế biến các sản phẩm cây dược liệu từ khu vực Tây Bắc Việt Nam;
- Có kiến thức sâu rộng, hiểu biết và mạng lưới trong lĩnh vực cây dược liệu hàng hóa và chuỗi cung ứng dược liệu tại Việt Nam, đặc biệt là khu vực Tây Bắc;
- Có kinh nghiệm làm việc với các hộ và hợp tác xã dân tộc của thiểu số và/hoặc trong việc phát triển và hỗ trợ các chuỗi cung ứng liên kết với nhiều hộ trồng;
- Có các kế hoạch kinh doanh khả thi (đang triển khai hoặc sẽ triển khai) nhằm phát triển các vùng sản xuất cây dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO tại Sơn La và/hoặc Lào Cai;
- Sẵn sàng và có khả năng đồng đầu tư vào phát triển chuỗi cung ứng và hỗ trợ sản xuất.
Nếu Doanh nghiệp của bạn đáp ứng các yêu cầu trên, GREAT rất mong nhận được Hồ sơ bày tỏ quan tâm từ bạn:
Cam kết của Doanh nghiệp: Hợp tác với GREAT, các bên liên quan cấp tỉnh và người sản xuất ở các cộng đồng dân tộc thiểu số, đặc biệt là phụ nữ, để thí điểm các giải pháp phát triển ngành hàng cây dược liệu hàng hóa tại Lào Cai và Sơn La, bao gồm hợp tác đầu tư dưới hình thức chuyên môn, nguồn lực và tài chính.
Cam kết của GREAT: Hỗ trợ các đối tác được lựa chọn với nguồn lực quan trọng bao gồm chuyên môn kỹ thuật và đồng tài trợ, huy động hộ, xây dựng năng lực sản xuất và sơ chế, đồng thời phát triển các thỏa thuận sản xuất và bao tiêu cùng có lợi để thúc đẩy chất lượng, tăng trưởng và khả năng phục hồi trong ngành.
Mục tiêu nhiệm vụ
NHIỆM VỤ 1. Đồng thiết kế đề xuất phát triển ngành hàng cây dược liệu hàng hóa tại các tỉnh Sơn La và/hoặc Lào Cai.
Phối hợp chặt chẽ với GREAT và các bên liên quan cấp tỉnh để lên ý tưởng, đồng thiết kế và xây dựng đề xuất dự án chi tiết và ngân sách để trình Ban Đầu tư của GREAT phê duyệt.
Thiết kế này cần nêu rõ (các) thách thức chính đang cản trở việc xây dựng ngành hàng dược liệu lớn mạnh, có khả năng phục hồi tốt và có chất lượng cao với người sản xuất là phụ nữ dân tộc thiểu số. Thiết kế trình bày chi tiết bất kỳ/tất cả (các) giải pháp đổi mới được đề xuất để giải quyết những thách thức đó và được thí điểm, thử nghiệm và hoàn thiện với sự phối hợp của GREAT và các bên liên quan chính trong ngành, bao gồm cả các hộ sản xuất, nhóm và/hoặc hợp tác xã của phụ nữ dân tộc thiểu số. Thiết kế dự án phải dựa trên (các) mẫu hiện có của GREAT, xác định lý do, mục tiêu, kết quả đầu ra và kết quả của dự án, đồng thời bao gồm các thông tin chi tiết về quản lý dự án, quản lý chất lượng, giám sát và quản lý thích ứng.
Các hoạt động tiềm năng của đề xuất:
Phân tích ban đầu của GREAT đã xác định những hạn chế chính sau đây đối với ngành dược liệu và đặc biệt là tiểu ngành do các nhà sản xuất là phụ nữ dân tộc thiểu số làm chủ:
1.Hợp phần 1: Tăng cường năng lực sản xuất bền vững và cung cấp cây giống chất lượng (theo tiêu chuẩn GACP-WHO) của các hợp tác xã, nhà cung cấp hoặc các tổ chức khác
Hoạt động này có thể bao gồm:
- Xác định xu hướng nhu cầu và lựa chọn loại dược liệu và giống cây dược liệu ưu tiên; • Tăng cường năng lực và hướng dẫn sản xuất cây giống và đảm bảo chất lượng; • Hỗ trợ nâng cao năng lực và mô hình kinh doanh của các hợp tác xã (hoặc các tổ chức khác)
để sản xuất, quảng bá và phân phối giống cải tiến cho các nhà sản xuất là phụ nữ dân tộc thiểu số.
2. Hợp phần 2: Thử nghiệm và phát triển (các) mô hình quản lý và hỗ trợ chuỗi cung ứng bền vững nhằm nâng cao chất lượng, tính nhất quán và khả năng phục hồi trong sản xuất cây thuốc của phụ nữ dân tộc thiểu số
Hoạt động này có thể bao gồm:
- Chuyển giao kỹ năng kiến thức sản xuất và sơ chế cho các đối tác tiềm năng tại địa phương (như hợp tác xã, nhà cung cấp dịch vụ công), những người có thể cung cấp đào tạo hoặc hướng dẫn về sản xuất cho các nhà sản xuất dân tộc thiểu số bao gồm cả các nhà sản xuất là phụ nữ, để đảm bảo hoạt động của chuỗi cung ứng của họ.
- Thử nghiệm và phát triển các mô hình chuỗi cung ứng sáng tạo, có thể gồm các cơ chế sản xuất, chế biến và bao tiêu an toàn với các hợp tác xã và/hoặc các nhóm sản xuất phụ nữ dân tộc thiểu số;
- Thử nghiệm và phát triển các phương thức đầu tư để tạo điều kiện cho việc hợp tác kinh doanh an toàn, hiệu quả và/hoặc chia sẻ rủi ro với các nhà sản xuất phụ nữ dân tộc thiểu số.
NHIỆM VỤ 2. Triển khai và quản lý dự án
Khi dự án được phê duyệt, đối tác doanh nghiệp được lựa chọn sẽ phối hợp chặt chẽ với GREAT và các bên liên quan cấp tỉnh để hướng dẫn và quản lý quan hệ đối tác dự án ngành hàng cây dược liệu theo đúng các điều kiện đã thỏa thuận về hoạt động kỹ thuật và đầu tư nguồn lực của mỗi bên. Dự án sẽ được thành lập dưới hình thức hợp đồng phụ giữa GREAT và (các) đối tác được lựa chọn thay mặt cho Cowater International.
Kết quả dự kiến của kế hoạch kinh doanh tại từng tỉnh:
– Tối thiểu 300 hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở mỗi tỉnh được tăng thu nhập từ sản xuất cây dược liệu – Nâng cao năng lực kinh doanh của ít nhất 2 hợp tác xã về cung cấp vườn ươm chất lượng, chế biến bán thành phẩm
– Kết quả khác – như đã thỏa thuận với các đối tác được lựa chọn
Quy trình
Candidates are invited to send an application to recruitment@aus4equalityvn.org
Hồ sơ xin việc bao gồm:
Một lá thư xin việc.
Sơ yếu lý lịch.
Thông tin liên lạc của ba người chứng nhận.
* Ghi rõ vị trí bạn đang ứng tuyển trong tiêu đề email
Ứng tuyển vào vị trí THƯ MỜI BÀY TỎ QUAN TÂM: Phát triển ngành hàng cây dược liệu hàng hóa ở khu vực Tây Bắc Việt Nam
Vui lòng điền vào mẫu đơn tương ứng dưới đây. Sau đó upload file thông tin ứng tuyển theo mẫu sau và nhấn Hoàn thành để nộp hồ sơ