Vì sao Dự án hỗ trợ phát triển bao trùm

Phụ nữ dân tộc thiểu số, bao gồm cả những người khuyết tật đóng vai trò quan trọng trong việc đưa khu vực miền núi Tây Bắc Việt Nam thoát nghèo và phát triển nền kinh tế của đất nước. Họ là lực lượng lao động, có khả năng lãnh đạo, kỹ năng và chuyên môn cũng như mạng lưới có thể thúc đẩy các ngành kinh tế quan trọng như nông nghiệp và du lịch. Mặc dù vậy, tiềm năng của họ vẫn chưa được khai thác hết do các chuẩn mực xã hội và thực tiễn thị trường, dẫn đến việc phụ nữ dân tộc thiểu số không có cơ hội được tham gia vào thị trường một cách bình đẳng.

Phụ nữ dân tộc thiểu số so với nam giới người Kinh có điều kiện y tế và giáo dục thấp hơn, tỷ lệ bạo lực giới cao hơn, ít việc làm hơn và ít tiếp cận với đào tạo nghề, dịch vụ tài chính và nền tảng kỹ thuật số.

great-1
great-2
how-we-do

Cách thức thực hiện

Phân tích thị trường và lựa chọn đầu tư của GREAT sẽ nhắm tới các chức năng và tác nhân của hệ thống thị trường quan trọng đối với sự tham gia của phụ nữ dân tộc thiểu số. GREAT nỗ lực tăng cường các biện pháp khuyến khích và xây dựng năng lực để đổi mới và hoạt động mang tính bao trùm, đảm bảo tính khả thi và bền vững về kinh tế và xã hội.

Dự án GREAT nhằm mang lại lợi ích cho phụ nữ dân tộc thiểu số, do đó cần có cách tiếp cận bao trùm dựa trên bình đẳng giới và phù hợp về văn hóa. Lăng kính giao thoa này được áp dụng xuyên suốt trong tất cả các phân tích, thiết kế dự án, triển khai và báo cáo trên tất cả các khoản đầu tư của dự án. Ví dụ, tất cả các thiết kế dự án đều bao gồm và chịu trách nhiệm về các Mục tiêu về Bình đẳng giới, Người khuyết tật và Hòa nhập xã hội với lộ trình rõ ràng, hữu hình và dựa trên bằng chứng để đạt được các mục tiêu đó.

Mục tiêu về bao trùm cũng tính đến phụ nữ khuyết tật người dân tộc thiểu số, khuyến khích những thay đổi về lồng ghép thực tế và hệ thống thị trường nếu có thể để có thể duy trì sự hòa nhập của người khuyết tật.

Bình đẳng cho người khuyết tật

GREAT ghi nhận sự đóng góp đáng kể mà người khuyết tật có thể mang lại cho nền kinh tế đang phát triển. Phụ nữ khuyết tật người dân tộc thiểu số cũng sẽ được tích cực tham gia vào hệ thống thị trường một cách thiết thực và bền vững. Dựa trên các phân tích về Bình đẳng giới, Người khuyết tật và Hòa nhập xã hội trong từng lĩnh vực đầu tư của GREAT, Dự án sẽ hợp tác với các tổ chức khuyết tật để xác định các cơ hội hòa nhập.

how-we-do

Các can thiệp chính

how-we-do

Xây dựng chiến lược Bình đẳng giới, Người khuyết tật và Hòa nhập xã hội:

  • Xây dựng Chiến lược Bình đẳng giới, Người khuyết tật và Hòa nhập xã hội trong năm đầu tiên thực hiện Dự án
  • Xác định và sử dụng các cam kết trong quan hệ đối tác, nghiên cứu, truyền thông và vận động
how-we-do

Áp dụng cách tiếp cận phù hợp về văn hóa và đáp ứng giới

  • Áp dụng lăng kính đáp ứng về bình đẳng giới, người khuyết tật và hòa nhập xã hội cho mọi hoạt động của Dự án
  • Giải quyết các rào cản và xác định các cơ hội để nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ trên các hệ thống thị trường
how-we-do

Hòa nhập xã hội

  • Kiểm tra và lồng ghép các yếu tố hòa nhập xã hội vào tất cả các biện pháp can thiệp của Dự án
  • Đảm bảo khả năng tiếp cận các nguồn lực và cơ hội cho phụ nữ dân tộc thiểu số, bao gồm cả người khuyết tật
how-we-do

Tăng cường kỹ năng, năng lực:

  • Tăng cường kỹ năng cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua các nhóm sản xuất và tổ chức dịch vụ của phụ nữ trong các lĩnh vực tài chính, kỹ năng số, sản xuất và chế biến nông sản, quản lý điểm đến du lịch và lãnh đạo doanh nghiệp
  • Phối hợp với các đối tác thực hiện để hỗ trợ liên tục cho phụ nữ dân tộc thiểu số và các nhóm liên kết của họ
how-we-do

Hỗ trợ phụ nữ lãnh đạo:

  • Cung cấp tư vấn và đào tạo thường xuyên cho các lãnh đạo nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số
  • Phát triển kỹ năng lãnh đạo và quản lý kinh doanh của phụ nữ dân tộc thiểu số
how-we-do

Giải quyết các rào cản xã hội:

  • Thực hiện các giải pháp ở cấp độ cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng, doanh nghiệp và nhà nước để thay đổi các chuẩn mực xã hội và xóa bỏ các rào cản cơ cấu xã hội cản trở việc nâng quyền kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số, bao gồm cả phụ nữ khuyết tật
  • Thu hút nam giới và các hộ gia đình hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số, bao gồm cả người khuyết tật, tiếp cận các nguồn lực và cơ hội, thừa nhận vai trò quan trọng của nam giới trong việc thúc đẩy bình đẳng giới
how-we-do

Áp dụng phương pháp “Không Gây Hại”:

  • Áp dụng phương pháp “Không gây hại” để xác định và giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn cho cộng đồng, phụ nữ và nam giới bị ảnh hưởng
how-we-do

Thúc đẩy hòa nhập người khuyết tật:

  • Tìm kiếm cơ hội tăng cường sự tham gia của phụ nữ khuyết tật người dân tộc thiểu số

Thay đổi hành vi

Các hành vi bắt nguồn từ nhận thức và thói quen về văn hóa có tính cố hữu và phức tạp. GREAT nhận thức rõ về sự sâu rộng của những thay đổi văn hóa – xã hội cần thiết để tạo điều kiện cho việc nâng quyền kinh tế cho phụ nữ một cách đột phá. GREAT sẽ bắt đầu hành trình dài này thông qua đầu tư vào các can thiệp thay đổi hành vi. Dự án sẽ tác động đến các chuẩn mực xã hội, thực tiễn văn hóa và thể chế cản trở phụ nữ dân tộc thiểu số, bao gồm cả người khuyết tật, tham gia bình đẳng vào thị trường.

Điều này bao gồm việc áp dụng các “cú hích” vào Dự án để khuyến khích các tác nhân thị trường hoạt động có tính bao trùm hơn. Một cú hích được cân nhắc trong hệ thống thị trường sẽ làm tăng khả năng một tác nhân thị trường đưa ra một lựa chọn cụ thể hoặc hành động theo một cách cụ thể bằng cách thay đổi hệ thống thị trường để kích hoạt các quá trình nhận thức tự động nhằm ưu tiên kết quả mong muốn.

Dựa trên các phân tích về Bình đẳng giới, Người khuyết tật và Hòa nhập xã hội, GREAT sẽ xác định các cơ hội, nguồn lực và các biện pháp can thiệp để thay đổi hành vi của các tác nhân thị trường nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ dân tộc thiểu số. Những biện pháp can thiệp thay đổi hành vi này sẽ được tích hợp vào các dự án cũng như dưới dạng can thiệp độc lập xuyên suốt về Bình đẳng giới, Người khuyết tật và Hòa nhập xã hội.

dis-equity
dis-equity