Phát triển hệ thống thị trường

Dự án GREAT 2 hướng tới mục tiêu nâng cao quyền năng kinh tế bao trùm cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại các tỉnh Sơn La và Lào Cai. Dự án tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp và du lịch – hai thị trường giàu tiềm năng tăng trưởng và có sự tham gia của phụ nữ dân tộc thiểu số. Qua những phân tích chuyên sâu, GREAT 2 xác định những rào cản cản trở phụ nữ tiếp cận thị trường, đồng thời xây dựng quan hệ đối tác với các tác nhân thị trường liên quan để giải quyết những khó khăn này. Dự án hỗ trợ các đối tác bằng các hình thức như hỗ trợ kỹ thuật và đồng đầu tư tài chính nhằm giảm thiểu rủi ro và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

 

Tiếp nối những thành quả và bài học kinh nghiệm của giai đoạn 1, giai đoạn 2 của dự án GREAT mang tham vọng biến những ý tưởng tiên phong thành các giải pháp bền vững vượt khỏi phạm vi của một tác nhân thị trường hay một thị trường cụ thể, mang lại lợi ích cho số lượng lớn phụ nữ dân tộc thiểu số. Để đạt được mục tiêu này, dự án GREAT 2 đang nỗ lực thúc đẩy và nhân rộng các giải pháp thị trường sáng tạo và bao trùm, đồng thời thúc đẩy đối thoại chính sách, nhằm tạo điều kiện cho các tác nhân thị trường khác và quan trọng hơn là, cho nhiều hơn nữa phụ nữ dân tộc thiểu số được hưởng lợi từ những “thay đổi mang tính hệ thống.”

 

Nguyên tắc chính

img

CAN THIỆP HỆ THỐNG

GREAT 2 áp dụng cách tiếp cận Phát triển hệ thống thị trường để giải quyết những bất ổn mang tính hệ thống đang tác động đến phụ nữ dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mục tiêu của cách tiếp cận này là củng cố chức năng của hệ thống và các tác nhân thị trường then chốt, tập trung vào những hạn chế quan trọng nhằm cải thiện khả năng đáp ứng của hệ thống đối với nhu cầu của phụ nữ dân tộc thiểu số và cộng đồng của họ. Điều này bao gồm nâng cao năng lực và khả năng phục hồi của hệ thống để đảm bảo các hệ thống đó phục vụ tốt hơn cho những đối tượng này.

 

img

TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI

Tạo điều kiện thuận lợi là yếu tố quan trọng để đạt được những thay đổi mang tính hệ thống và bền vững. Điều này được thực hiện thông qua việc tích hợp các chức năng và dịch vụ vào hệ thống thông qua các tác nhân thị trường có năng lực và động lực lâu dài. Mục tiêu của GREAT 2 là thúc đẩy các đối tác khu vực công và tư nhân đảm nhiệm những vai trò và thực tiễn mới thông qua hỗ trợ tạm thời mà không trở nên phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Dự án. Dự án chủ động tìm cách giảm thiểu sự bóp méo thị trường và có một chiến lược rút lui rõ ràng.

 

img

THAY ĐỔI BỀN VỮNG

Cách tiếp cận Phát triển hệ thống thị trường hướng đến xây dựng nền tảng cho sự thay đổi bền vững và bao trùm bằng cách trang bị cho hệ thống và các tác nhân thị trường khả năng thích ứng với nhu cầu trong tương lai, từ đó nâng cao khả năng phục hồi của phụ nữ dân tộc thiểu số và cộng đồng của họ. Phát triển hệ thống thị trường tập trung vào việc giải quyết các hạn chế mang tính hệ thống và đảm bảo các giải pháp có thể linh hoạt theo sự thay đổi của môi trường, duy trì tác động và giảm sự phụ thuộc vào các khoản hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

 

img

TÁC ĐỘNG QUY MÔ LỚN

Dự án GREAT 2 mang kỳ vọng tạo ra tác động quy mô lớn thông qua việc hướng tới những thay đổi mang tính chuyển đổi và lâu dài, mang lại lợi ích cho số lượng lớn phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia vào các hệ thống thuộc phạm vi của dự án. Khi các mô hình dịch vụ, kinh doanh và thực hành có tính bao trùm hơn xuất hiện, dự án sẽ tích cực hỗ trợ quá trình áp dụng rộng rãi và nhân rộng trên các hệ thống, đảm bảo lợi ích lan tỏa vượt ra ngoài phạm vi các đối tác được GREAT 2 trực tiếp hỗ trợ.

 

Mục tiêu

Tiếp cận

Tiếp cận

Các tác nhân thị trường nỗ lực để đảm bảo phụ nữ dân tộc thiểu số được tiếp cận và tích cực tham gia vào phát triển kinh tế, các cơ hội gia tăng thu nhập, các dịch vụ tài chính và hỗ trợ cũng như các nền tảng và mạng lưới thị trường.

Lợi ích

Lợi ích

Những thay đổi của hệ thống thị trường mang lại lợi ích cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua việc tạo ra việc làm có thu nhập, cơ hội kinh doanh, khả năng tiếp cận các dịch vụ và mạng lưới, từ đó nâng cao thu nhập và năng lực của họ.

Nâng quyền

Nâng quyền

Những thay đổi của hệ thống thị trường giúp phụ nữ dân tộc thiểu số đưa ra và thực hiện các quyết định kinh tế và đời sống nhằm nâng cao chất lượng sống, vai trò lãnh đạo và vị thế xã hội trong gia đình, cộng đồng và thị trường.

Trọng tâm của Nâng quyền kinh tế cho phụ nữ

Tầm nhìn của GREAT là “Phụ nữ vùng Tây Bắc Việt Nam được cải thiện về vị thế kinh tế – xã hội và tăng cường khả năng thích ứng”. Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ là nền tảng cốt lõi để thực hiện hóa tầm nhìn này.Tuy nhiên, nâng cao quyền năng kinh tế không chỉ đơn thuần là giúp phụ nữ dân tộc thiểu số tăng thu nhập. Chính vì vậy, GREAT tập trung vào việc xóa bỏ những định kiến, chuẩn mực xã hội và những tập quán văn hóa nhằm thúc đẩy thay đổi hành vi của các tác nhân thị trường trong cộng đồng, chuỗi giá trị thị trường, các cơ quan nhà nước và trong chính bản thân người phụ nữ dân tộc thiểu số.

 

 

Hỗ trợ của GREAT trong các lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, tiếp cận tài chính, hỗ trợ chính sách, thúc đẩy kinh doanh và lãnh đạo cho doanh nhân nữ, hội nhập và chuyển đổi số còn là đạt được tính bao trùm (được gọi là Mục tiêu Bình đẳng giới, Khuyết tật và Hội nhập xã hội – GEDSI) đóng vai trò định hướng cho việc thiết kế các hoạt động và đảm bảo đạt được những thay đổi cụ thể về tính bao trùm.

 

Tính bao trùm của GREAT tập trung vào việc đạt được các Mục tiêu GEDSI cụ thể, bao gồm nâng cao kỹ năng và kiến thức thị trường (năng lực), cải thiện sự tự tin, kỹ năng đàm phán và lãnh đạo, tăng cường khả năng tiếp cận hàng hóa và dịch vụ thị trường, gia tăng thu nhập và cơ hội sinh kế, và/hoặc môi trường thuận lợi – cả chính thức thông qua các chính sách và quy định, và không chính thức thông qua các tập quán văn hóa nhằm giảm bớt gánh nặng công việc cho phụ nữ dân tộc thiểu số, tạo điều kiện cho họ tham gia thị trường một cách bình đẳng.