Xây dựng Chiến lược Thực hiện Dự án tại hai tỉnh Lào Cai và Sơn La
Posted on 06/04/2018

Ngày 4-6 tháng 4 – Dự án Aus4Equality|GREAT đã tổ chức hội thảo về Chiến lược Thực hiện tại cấp Tỉnh tại Lào Cai và Sơn La. Sự kiện này đã thu hút sư tham gia của hơn 50 đại biểu từ các sở ban ngành và các huyện thuộc hai tỉnh Sơn La và Lào Cai.
“Phụ nữ có thể làm những gì nam giới làm. Phụ nữ chỉ chiếm một phần ba số người tham gia tập huấn khuyến nông, nhưng họ rất năng động và hiệu quả.” Bà Hoàng Thị Thu Hiền, Giám đốc Trung tâm Khuyến Nông tỉnh Sơn La chia sẻ.
Rất nhiều vấn đề đã được thảo luận tại hội thảo này, bao gồm cách thức hỗ trợ hiệu quả nhất để phụ nữ dân tộc thiểu số có thể tham gia vào các chuỗi giá trị du lịch và nông nghiệp, đồng thời đề ra các ưu tiên về chính sách nhằm thúc đẩy môi trường kinh doanh bền vững có sự tham gia của người thu nhập thấp. Dự án Aus4Equality|GREAT mới được Chính Phủ Việt Nam và Úc quyết định khởi động với mục tiêu nâng cao thu nhập cho 40.000 phụ nữ và gia đình của họ tại các cộng đồng nghèo và hẻo lánh khu vực Tây Bắc Việt Nam.
Dự án sẽ sử dụng phương pháp tiếp cận Phát triển Hệ thống Thị trường (MSD) để tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các chuỗi giá trị nông nghiệp và du lịch tại hai tỉnh Lào Cai và Sơn La, là nơi tập trung đông đảo cộng đồng thiểu số nghèo. Dự án sẽ chú trọng vào công tác lập kế hoạch có sự tham gia và dựa vào bằng chứng: một nhóm nghiên cứu đa ngành gồm các chuyên gia về chính sách, chuỗi giá trị nông nghiệp và du lịch, phong tục học, nghèo và giới, nhu cầu cộng đồng thiểu số địa phương được đánh giá từ góc độ phát triển hệ thống thị trường có sự tham gia của người thu nhập thấp.
Ông Lê Tuấn Anh, chuyên gia tư vấn về Kinh Doanh cùng Người Thu nhập Thấp cho biết: “Thông qua việc khuyến khích doanh nghiệp kết nối với các nhóm sản xuất và hợp tác xã do phụ nữ làm chủ, dự án sẽ hỗ trợ chính quyền địa phương huy động được một lượng đầu tư lớn từ khối doanh nghiệp tư nhân, góp phần đạt mục tiêu phát triển xã hội.” Dự án dự kiến hợp tác với nhiều đối tác thực hiện, bao gồm các doanh nghiệp tư nhân, các hiệp hội kinh doanh địa phương, các nhóm và hợp tác xã sản xuất, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan nhà nước. Dự án sẽ áp dụng phương thức “kéo-đẩy” để tiếp cận vấn đề từ hai phía: một mặt, chuẩn bị cho các DN sản xuất nữ sẵn sàng tham gia vào chuỗi giá trị, mặt khác hỗ trợ khối tư nhân xây dựng các phương thức sáng tạo để kết nối với các DN nữ.
Trong vài tháng tới, dự án sẽ kêu gọi các đối tác tiềm năng gửi đề xuất. Dự án đặc biệt quan tâm xây dựng các giải pháp sáng tạo phù hợp với địa phương có thể thử nghiệm và nhân rộng.
Bài viết mới nhất
- Chuyển đổi số thúc đẩy khả năng phục hồi kinh doanh du lịch
- Đại sứ Australia ấn tượng với sự phát triển trong nâng quyền kinh tế cho phụ nữ vùng Tây Bắc Việt Nam
- Dệt hạnh phúc từ cây gai xanh
- Những ‘cái bắt tay’ giúp cải thiện cuộc sống cho bà con Sơn La
- Australia và Việt Nam cùng hợp tác vì bình đẳng giới và phát triển kinh tế