Bà Babeth Ngoc Han Lefur - Giám đốc Quốc gia tổ chức Oxfam tại Việt Nam tại buổi Lễ Khởi động dự án WEAVE ngày 12 tháng 8 năm 2016

Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ thông qua chuỗi giá trị nông nghiệp (WEAVE)
Về dự án WEAVE
Dự án ‘Nâng Cao Vị Thế Kinh Tế của Phụ Nữ Thông Qua Thúc Đẩy Chuỗi Giá Trị Nông Nghiệp’ (WEAVE) được tài trợ bởi chính phủ Úc và thực hiện bởi liên minh ba tổ chức phi chính phủ quốc tế tại Việt Nam – CARE Quốc tế tại Việt Nam, Oxfam tại Việt Nam và SNV tại Việt Nam. WEAVE tập trung hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số, nâng cao vị thế kinh tế của họ trong chuỗi giá trị thịt lợn và quế ở tỉnh Lào Cai và chuỗi giá trị chuối ở tỉnh Bắc Kạn. WEAVE kì vọng được được các mục tiêu của mình thông qua thúc đẩy bình đẳng giới tại các hộ gia đình và nhóm sản xuất, củng cố kĩ năng sản xuất và thương lượng của những người sản xuất, làm việc với các nhà hoạch định kinh doanh và chính phủ để cải thiện môi trường chính sách cho người dân.
Đọc thêm về dự án tại đây
Câu chuyện của chúng tôi
Tại sao phải bán rẻ?

Ý tưởng táo bạo và sự tự tin đã không chỉ giúp chị Trần Thị Lan vượt qua cơn khủng hoảng thịt lợn rớt giá mà còn mang tới những cơ hội phát triển kinh tế cho bản thân chị và các hộ gia đình khác trong thôn. Với sự hỗ trợ của dự án “Nâng cao Vị thế kinh tế của phụ nữ thông qua thúc đẩy chuỗi giá trị nông nghiệp” (WEAVE) do Chính phủ Australia tài trợ và được thực hiện bởi liên minh ba tổ chức phi chính phủ: Oxfam, CARE và SNV, chị Lan đã biến sáng kiến kinh doanh xúc xích của mình thành một mô hình kinh doanh thành công. Sản phẩm của chị hiện đã được phân phối đến các tỉnh khác ngoài Lào Cai. Chị Lan cũng chia sẻ kinh nghiệm cho các chị em trong thôn để cùng nhau sản xuất và kinh doanh theo tổ nhóm.
Niềm hi vọng gieo lên từ cây quế và tinh thần dám nghĩ dám làm

Tinh thần dám nghĩ dám làm đã thúc đẩy chị Mán vươn lên thoát nghèo và mang lại cơ hội việc làm cho bà con dân tộc Dao tại một trong những huyện hẻo lánh nhất tỉnh Lào Cai. Nhờ có sự hỗ trợ của dự án “Nâng cao Vị thế kinh tế của phụ nữ thông qua thúc đẩy chuỗi giá trị nông nghiệp” (WEAVE), chị Mán cùng các thành viên trong nhóm nông dân có sở thích trồng quế đã thành công xây dựng xưởng sơ chế quế và sau này là Hợp tác xã Quế hữu cơ Nậm Đét. Câu chuyện của chị Mán đã chứng minh rằng một khi được khuyến khích và cung cấp nguồn lực hợp lý, phụ nữ có thể trở thành nhân tố then chốt trong việc cải thiện đời sống cộng đồng.
Cú hích quan trọng cho nông dân trồng chuối tại Bắc Kạn

Hợp tác xã Hợp Thành Thanh Vận được thành lập vào cuối năm 2017. Trước đó, các thành viên đều là những nông dân không có kinh nghiệm kinh doanh ở bất kỳ quy mô nào ngoài hộ gia đình của họ. Tuy vậy, chỉ một năm sau đó, với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ dự án WEAVE, những con người ấy đã bắt đầu thành lập các nhóm sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm và thị trường, đồng thời từng bước mang lại những cơ hội việc làm và thu nhập cho các thành viên của Hợp tác xã (HTX).
Tin Tức
Phó Đại sứ Úc tại Việt Nam tới thăm dự án WEAVE ở tỉnh Lào Cai

Phó Đại sứ Úc, Bà Rebecca Bryant, và các đồng nghiệp đã đến thăm dự án Nâng cao Vị thế Kinh tế của Phụ nữ thông qua Thúc đẩy Chuỗi giá trị Nông nghiệp (WEAVE) tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai ngày 19 tháng 10 năm 2018. Bà Rebecca Bryant đã gặp gỡ người dân và lãnh đạo địa phương để hiểu về những khó khăn mà phụ nữ dân tộc thiểu số phía Bắc gặp phải và tác động của những chương trình tài trợ phát triển của chính phủ Úc đối với cuộc sống của người dân nơi đây.
Thư viện ảnh




Ms. Pham Thi Quy and her husband, Tay ethnicity, Thanh Van commune, Cho Moi district, Bac Kan province. Photo: Do Manh Cuong/CARE
Ms. Pham Thi Quy and her husband, Tay ethnicity, Thanh Van commune, Cho Moi district, Bac Kan province. Photo: Do Manh Cuong/CARE
Chị Phạm Thị Quy và chồng là người dân tộc Tày tại xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
Ảnh: Đỗ Mạnh Cường/CARE



Thành viên của Hợp tác xã Hợp Thành - Thanh Vận của xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
giới thiệu sản phẩm về chuối của họ Ảnh: Đỗ Trường Sơn/CARE







Chị Trần Thị Lan cùng chồng Lù Ngọc Vĩnh tại xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
giới thiệu về sản phẩm của họ: xúc xích lợn.
Ảnh: Oxfam tại Việt Nam












Chị Trần Thị Lan và Nguyễn Thị Phượng (xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) tham gia Hội chợ khởi nghiệp. Hội chợ được tổ chức cho người dân các huyện, xã để chia sẻ kinh nghiệm và quảng bá công việc kinh doanh của mình, tháng 12 năm 2018
Ảnh: Oxfam tại Việt Nam


Chị Mai Thị Huyền và chồng Phạm Văn Đoàn (thôn Bảo Nhai, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) đọc lại kế hoạch gia đình mà cả 2 cùng đề ra tại cuộc họp với các hộ chăn nuôi lợn trong làng.
Ảnh: Oxfam tại Việt Nam

Mọi người tham gia trò chơi tập thể tại một cuộc họp giữa các hộ chăn nuôi lợn trong làng.
Ảnh: Oxfam tại Việt Nam